Một cơ sở đăng ký thuốc phải đáp ứng yêu cầu
sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh thuốc tại Việt Nam nếu là cơ sở kinh doanh thuốc của Việt Nam.
b) Có Giấy phép sản xuất, kinh doanh thuốc
do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nước
ngoài cấp và Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam nếu là cơ sở kinh
doanh thuốc của nước ngoài. Trường hợp không có Giấy phép thành lập Văn phòng đại
diện tại Việt Nam, cơ sở kinh doanh thuốc của nước ngoài phải ủy quyền cho cơ sở
kinh doanh thuốc của Việt Nam đăng ký thuốc.
** Khoản 3, điều
54 Luật Dược 105/2016/QH13
ngày 06 tháng 4 năm 2016 quy
định:
Cơ sở được đứng tên đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong trường hợp
sau đây:
a) Cơ sở có hoạt động sản xuất, bán buôn, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc,
nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam;
b) Cơ sở kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc của nước ngoài có văn
phòng đại diện tại Việt Nam.
Như vậy, theo Luật
Dược, trong các cơ sở kinh doanh Dược bao gồm:
a) Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên
liệu làm thuốc;
b) Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc,
nguyên liệu làm thuốc;
c) Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
d) Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên
liệu làm thuốc;
đ) Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã,
cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;
e) Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
g) Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng;
h) Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc.
Thì:
- Đối với cơ sở của
Việt Nam: chỉ có 3 đối tượng được đứng tên đăng ký thuốc là: 1. Cơ
sở sản xuất; 2. Cơ sở xuất, nhập khẩu; 3. Cơ sở bán buôn.
- Đối với cơ sở nước
ngoài: cần có văn phòng đại diện tại Việt Nam + đủ điều kiện kinh
doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc ở nước sở tại.
0 nhận xét :
Post a Comment