QUYẾT ĐỊNH 3798/QĐ-BYT VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY TRÌNH CHUYÊN MÔN KHÁM, CHỮA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2”
BỘ Y TẾ
------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 3798/QĐ-BYT
|
Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2017
|
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY TRÌNH CHUYÊN MÔN
KHÁM, CHỮA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2”
BỘ
TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn
cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
Căn
cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo
đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy
trình chuyên môn khám, chữa bệnh đái tháo đường týp 2, gồm Quy trình chuyên môn
khám, chữa bệnh ngoại trú đái tháo đường týp 2 và Quy trình chuyên môn khám, chữa
bệnh nội trú đái tháo đường týp 2.
Điều 2. Quy trình chuyên môn khám, chữa bệnh đái
tháo đường týp 2 được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.
Điều 3. Bãi bỏ nội dung Quy trình chuyên môn chẩn
đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh đái tháo đường týp 2 không biến chứng
trong “Hướng dẫn biên soạn quy trình chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh” đã được
ban hành tại Quyết định số 4068/QĐ-BYT ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ
Y tế.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
ký, ban hành.
Điều 5. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh
tra Bộ, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng và Vụ trưởng các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ
Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc các
Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng Y tế các ngành chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 5; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các Thứ trưởng; - Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế; Website Cục KCB; - Lưu: VT, KCB, PC. |
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG Nguyễn Viết Tiến |
QUY TRÌNH LÂM SÀNG
CHẨN
ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3798/QĐ-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3798/QĐ-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ ở người trưởng thành, không có thai
|
|
• HbA1c < 7%*
|
• Lipid máu:
|
- LDL cholesterol < 100 mg/dL
(2,6 mmol/L), nếu chưa có biến chứng tim mạch.
|
|
• Đỉnh glucose huyết tương mao mạch sau ăn 1-2 giờ: <180
mg/dL (10.0 mmol/L)*
|
- LDL cholesterol < 70 mg/dL (1,8 mmol/L) nếu đã có bệnh tim mạch.
- Triglycerides < 150 mg/dL (1,7
mmol/L)
|
• Huyết áp: Tâm thu <140 mmHg. Tâm trương <90 mmHg.
|
• HDL cholesterol > 40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và > 50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ.
|
Mục tiêu điều trị
đái tháo đường ở người già
|
|||||
Tình trạng sức khỏe
|
Cơ sở để chọn lựa
|
HbA1c
(%)
|
Glucose huyết lúc
đói hoặc trước ăn
(mg/dL) |
Glucose lúc đi ngủ
(mg/dL) |
Huyết áp mmHg
|
Mạnh khỏe
|
Còn sống lâu
|
<7.5%
|
90-130
|
90-150
|
<140/90
|
Phức tạp/ sức khỏe trung bình
|
Kỳ vọng sống trung bình
|
<8.0%
|
90-150
|
100-180
|
<140/90
|
Rất phức tạp/ sức khỏe kém
|
Không còn sống lâu
|
<8.5%
|
100-180
|
110-200
|
<150/90
|
* Mục tiêu điều
trị ở các cá nhân có thể khác nhau tùy tình trạng của bệnh nhân.
- Mục tiêu điều
trị có thể nghiêm ngặt hơn: HbA1c
<6,5% (48 mmol/mol) nếu có thể đạt được và không có dấu hiệu đáng kể của hạ
đường huyết và những tác dụng có hại của thuốc: Đối với người bị bệnh đái tháo đường trong thời gian
ngắn,
bệnh ĐTĐ típ
2 được điều trị bằng
thay đổi lối sống hoặc chỉ dùng metformin, trẻ tuổi hoặc không có bệnh tim mạch
quan trọng.
- Ngược lại, mục
tiêu điều trị có thể ít nghiêm ngặt (nới lỏng hơn): HbA1c < 8% (64
mmol/mol) phù hợp với những bệnh nhân có tiền sử hạ glucose huyết trầm trọng, lớn
tuổi, các biến chứng mạch máu nhỏ hoặc mạch máu lớn, có nhiều bệnh lý đi kèm hoặc bệnh ĐTĐ
trong thời gian dài và khó đạt mục tiêu điều trị.
- Nếu đã đạt mục tiêu
glucose huyết lúc đói, nhưng HbA1c còn cao, cần xem lại mục tiêu glucose huyết
sau ăn,
đo vào lúc 1-2 giờ sau khi bệnh nhân bắt đầu ăn.
7. Kiểm soát biến chứng
mạch máu nhỏ và chăm sóc bàn chân
PHỤ LỤC 01:
TIÊU
CHUẨN ĐỂ LÀM XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HOẶC TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở NGƯỜI
TRƯỞNG THÀNH KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 3798/QĐ-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2017 của
Bộ trưởng
Bộ Y tế)
1. Người lớn
có BMI ≥ 23 kg/m2,
hoặc cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý tưởng và có một hoặc nhiều hơn một trong các yếu tố
nguy cơ sau:
- Ít vận động thể lực
- Gia đình có
người bị đái tháo đường ở thế
hệ cận kề (bố,
mẹ, anh
chị em ruột)
- Tăng huyết
áp (huyết áp tâm thu ≥
140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg hay đang điều trị thuốc hạ huyết áp)
- Nồng độ HDL cholesterol
< 35
mg/
(0,9 mmol/L) và/hoặc nồng độ
triglyceride > 250 mg/dL (2.82 mmol/L)
- Vòng bụng to: ở nam ≥ 90 cm, ở nữ ≥ 80 cm
- Phụ nữ bị buồng
trứng đa nang
- Phụ nữ đã mắc đái tháo đường
thai kỳ
- HbA1c ≥ 5,7% (39 mmol/mol),
rối loạn glucose huyết đói
hay rối loạn dung nạp glucose ở lần xét nghiệm trước đó.
- Có các dấu hiệu đề kháng
insulin trên làm sàng (như béo
phì, dấu gai đen...).
- Tiền sử có bệnh
tim mạch do xơ vữa động mạch.
2. Ở bệnh nhân
không có các dấu hiệu/triệu chứng trên, bắt đầu thực hiện xét nghiệm phát hiện
sớm đái tháo đường ở người ≥
45 tuổi.
Nếu kết quả
xét nghiệm bình thường, nên lặp lại xét nghiệm sau mỗi 1- 3 năm. Có thể thực hiện
xét nghiệm sớm hơn tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm trước đó và yếu tố nguy cơ. Đối với người
tiền đái tháo đường: thực hiện xét nghiệm hàng năm.
PHỤ LỤC 02:
TIÊU
CHUẨN CHẨN ĐOÁN TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3798/QĐ-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3798/QĐ-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường:
khi có một trong các rối loạn sau đây:
a) Rối loạn
glucose huyết đói (impaired fasting glucose: IFG): Glucose huyết tương lúc đói từ 100 (5,6mmol/L) đến 125
mg/dL (6,9
mmol/L),
hoặc
b) Rối loạn
dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT): Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm
nghiệm pháp dung
nạp glucose bằng
đường uống 75 g từ 140 (7.8 mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L), hoặc
c) HbA1c từ 5,7% (39
mmol/mol) đến 6,4%
(47 mmol/mol).
2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường:
dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:
a) Glucose huyết tương lúc đói
(fasting plasma glucose: FPG) ≥
126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước
đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ), hoặc:
b) Glucose huyết
tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g
(oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Nghiệm pháp
dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế
thế giới: bệnh
nhân nhịn đói
từ nửa đêm trước khi làm
nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong
250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng
150-200 gam carbohydrat
mỗi ngày.
c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét
nghiệm này phải được
thực hiện ở phòng thí
nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
d) Ở bệnh nhân
có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm
bất kỳ ≥
200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Nếu không có
triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều,
ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán a, b, d ở trên cần được
thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần
2 sau lần thứ
nhất có thể từ 1 đến
7 ngày.
Trong điều kiện
thực tế
tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường
là định lượng glucose huyết
tương lúc đói 2 lần
≥
126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu
HbA1c được đo tại phòng
xét nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ.
PHỤ LỤC 03:
KHÁM
PHÁT HIỆN BỆNH TIM MẠCH VÀNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3798/QĐ-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3798/QĐ-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
• Không khuyến
cáo khám định kỳ đối với bệnh tim mạch vành.
• Khám bệnh động
mạch vành (xơ vữa động mạch) khi có bất kỳ triệu chứng sau đây:
- Các triệu chứng không điển hình của
tim mạch: như khó
thở không rõ nguyên
nhân, tức ngực;
- Các dấu hiệu
hoặc triệu chứng liên quan đến
tim mạch: bao gồm tiếng thổi động mạch cảnh, cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua, đột quỵ, đi khập khiễng, hoặc bệnh
động mạch ngoại biên;
- Hoặc bất thường
về điện tâm đồ.
PHỤ LỤC 04:
CÁC
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3798/QĐ-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3798/QĐ-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Bệnh sử - Lâm sàng:
- Tuổi, đặc điểm
lúc khởi phát ĐTĐ
(nhiễm ceton acid đái tháo đường, phát hiện đái tháo đường bằng xét nghiệm
nhưng không có triệu chứng).
- Cân nặng các
con lúc sinh (đối với phụ nữ). Các lần mang thai trước đã được chẩn đoán đái
tháo đường không? Có được chẩn đoán có buồng trứng đa nang ở các lần khám sản
trước không?.
- Cách ăn uống,
tình trạng dinh dưỡng, tiền sử cân nặng, hành vi ngủ (thói quen, thời gian),
thói quen luyện tập thể lực, giáo dục dinh dưỡng, tiền sử và nhu cầu hỗ trợ hành vi.
- Tiền sử sử dụng
thuốc lá,
uống rượu và sử dụng thuốc gây nghiện.
- Tìm hiểu bệnh
nhân có tham gia các
chương trình giáo dục về ĐTĐ,
tự quản lý và tiền sử, nhu cầu hỗ trợ.
- Rà soát lại
các phác đồ điều trị trước và đáp ứng điều trị (dựa vào các số liệu HbA1c)
- Sử dụng các
thuốc bổ sung và thay thế: Các loại thực phẩm chức năng, thuốc cổ truyền đã sử
dụng. Các loại thuốc điều trị bệnh khác, thí dụ thuốc điều trị đau khớp...
- Các bệnh đồng
mắc và bệnh về răng miệng đang mắc.
- Tầm soát trầm
cảm, lo âu và rối loạn ăn uống bằng cách sử dụng các đo lường đã được hiệu chỉnh và
phù hợp.
- Tầm soát về
các vấn đề tâm lý, các rào cản khác đối với điều trị và tự quản lý đái tháo đường, như
nguồn tài chính hạn chế, hậu
cần và các nguồn hỗ trợ.
- Tầm soát về
nỗi đau buồn, cảnh khốn cùng khi bị ĐTĐ
- Đánh giá các
hành vi sử dụng thuốc
uống, thuốc tiêm và các rào cản đối với sự tuân thủ điều trị.
- Nếu bệnh
nhân có máy thử
glucose huyết tại nhà hoặc sổ theo dõi khám bệnh, kiểm tra lại các thông số theo dõi
glucose huyết và xử trí của bệnh nhân.
- Tiền sử nhiễm
ceton acid, tần suất, độ trầm trọng, nguyên nhân.
- Tiền sử các
cơn hạ glucose huyết, khả năng nhận biết và cách xử trí lúc có cơn, tần suất, nguyên nhân.
- Tiền sử tăng
huyết áp, rối loạn lipid máu
- Các biến chứng
mạch máu nhỏ: võng mạc, thận, thần kinh
- Các biến chứng
mạch máu lớn: bệnh tim
thiếu
máu cục bộ, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh mạch máu ngoại vi.
- Đối với phụ
nữ trong lứa tuổi sinh sản: hỏi về kế hoạch sinh con của bệnh nhân, bệnh có dùng
phương pháp nào để ngừa thai.
2. Khám thực thể:
cần đặc biệt chú trọng:
- Chiều cao,
cân nặng và BMI; Quá trình phát triển và dậy thì ở trẻ em, thanh thiếu
niên.
- Đo huyết áp,
nếu cần đo huyết
áp nằm và đứng để
tìm hạ huyết áp tư thế.
- Khám đáy mắt.
- Khám tuyến
giáp.
- Khám da: tìm
dấu gai đen,
các thay đổi
da do ĐTĐ kiểm soát kém, khám các vùng tiêm chích nếu bệnh nhân dùng insulin).
- Khám bàn
chân toàn diện:
+ Nhìn: xem dấu
khô da,
các vết chai, biến
dạng bàn chân
+ Sờ: mạch mu chân và
chày sau
+ Có hay mất phản xạ gân cơ Achilles
+ Khám thần
kinh nhanh: cảm giác xúc giác, cảm giác rung, cảm nhận monofilament.
3. Đánh giá về cận lâm sàng:
- HbA1c, nếu chưa làm trong
3 tháng vừa qua
- Nếu chưa thực hiện hoặc
không có sẵn thông tin vòng một năm qua về các nội dung sau, thì làm xét nghiệm:
+ XN về bộ
thông tin lipid máu: bao gồm Cholesterol toàn phần. LDL, HDL; và Triglycerides
khi cần thiết.
+ Xét nghiệm chức năng gan, AST
ALT, xét nghiệm khác nếu cần
+ Tỉ số
Albumin/crcatinin nước tiểu lấy 1 lần vào buổi sáng
+ Creatinin
huyết thanh và độ
lọc cầu thận
+ TSH ở bệnh nhân ĐTĐ típ 1
0 nhận xét :
Post a Comment